Review sách Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về

Cùng tìm hiểu nguyên nhân và liều thuốc tích cực cho tâm hồn đang mang trong mình những nỗi buồn không tên, không thể kiểm soát đang nép mình ở sâu trong trái tim của bạn qua cuốn sách “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về”

Review cuốn sách Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về

Về tác giả Choi KwangHuyn và cuốn sách Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về

Choi KwangHuyn trưởng khoa Khoa Tham vấn Gia đình, Viện Cao học Tham vấn, Đại học Hansei, đồng thời là Viện trưởng viện nghiên cứu Trị liệu Gia đình và Sang chấn.

Sau khi tốt nghiệp chương trình cao học của Đại học Yonsei, ông sang Đức và hoàn thành khóa học tiến sĩ chuyên nghành Tham vấn Gia đình tại Đại học Bonn. Tác giả từng là nhà trị liệu gia đình của Trung tâm Trị liệu Gia đình Ruhrtham vấn viên lâm sàng của Bệnh viện Đại học Bonn,Đức.

Tác phẩm đã được xuất bản tại Việt Nam: Hai mặt của gia đình, Góc khuất của yêu thương.

Cuốn sách “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” gồm 3 chương:

Chương 1) Lời chào đầu tiên đến đứa trẻ bé nhỏ trong ta.

Chương 2) Không sao, không phải do bạn.

Chương 3) Đứa trẻ bị tổn thương thu hút đứa trẻ bị tổn thương.

Cảm nhận về sách

Có những vết thương sâu bên trong bạn vẫn âm thầm tồn tại và chực chờ một cơ hội nào đó để bộc phát những dồn nén, khó chịu của những mảng ký ức, trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ mà chính bản thân bạn đã không thể buông bỏ. Có thể trong vô thức, chúng ta vẫn hay nghĩ chuyện đã qua và chẳng còn liên quan gì đến hiện tại nhưng kỳ thực, đôi khi những phương thức tự chữa lành cho “đứa trẻ bên trong” của chúng ta bị sai hướng ngay từ đầu. Sự cố chấp, chối bỏ hay chạy trốn hiện thực là phương cách mà nhiều người đã và đang lựa chọn để cùng chung sống hòa hợp với thế giới này. Cảm xúc chân thật nhất của bạn không phải được khỏa lấp hay che đậy bằng vô vàn cách trốn chạy hiện thực thông qua nhiều hoạt động khác nhau của cuộc sống. Cảm xúc, trước hết cần phải được lắng nghe và thấu hiểu chứ không phải giam hãm nó trong một góc nhỏ của trái tim một cách tạm thời…

Cảm nhận sách Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về

Cuốn sách “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” không chỉ sưởi ấm trái tim của những tâm hồn đang không thể tự mình thoát khỏi quá khứ đau buồn mà còn là cẩm nang thấu hiểu cảm xúc của con trẻ dành cho các bậc phụ huynh có thể tham khảo và tiếp thu những kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi dạy con trẻ.

Đeo mặt nạ để sống và làm hài lòng mọi người là cách mà không ít người lựa chọn sau khi bị tổn thương quá nhiều, họ kiệt sức khi phải chống chọi lại với cảm giác cô đơn cùng cực. có thể bảo vệ họ khỏi những khổ đau, tác động ở bên ngoài nhưng lâu dần bạn sẽ đánh mất chính mình và chiếc khiên vững chắc tưởng chừng giúp họ tránh né mọi nỗi đau lại quay lại tấn công những trái tim đã từng bị tổn thương. Giờ đây nỗi đau chồng chất, một lần nữa cảm giác tuyệt vọng sẽ lại tìm đến và bủa vây lấy một tâm hồn đang gắng gượng trong vô ích. Mọi né tránh sẽ làm vết thương trở nên chai sạn, hãy giải bày cảm xúc với những người bạn tin tưởng, sống với cả những ưu điểm lẫn khuyết điểm của chính bạn.

Còn gì tồi tệ nếu căn nguyên của mọi bất hạnh bắt nguồn từ chính ngôi nhà thân yêu của mình nhưng điều này lại đang diễn ra trong nhiều gia đình. Có những tình yêu là liều thuốc độc khiến con trẻ bị giới hạn khả năng phát triển, hình thành những quan điểm sống, chính kiến của riêng mình,… Không thiếu những bậc phụ huynh đã và đang làm điều này trong sự vô thức, khi tình yêu con cái bước qua ranh giới cho phép thì nó trở thành sự áp đặt đáng sợ dồn lên vai những đứa trẻ tội nghiệp. Bố mẹ hãy tạo không gian cho các con được phép tự do một cách tốt nhất, thay vì kiểm soát những nhu cầu, sở thích chính đáng thì hãy trở thành những người bạn của con, lắng nghe thay vì sử dụng quyền lực kìm hãm và phóng chiếu sự bất an, quan điểm cá nhân vượt qua những giới hạn thuộc về quyền riêng tư của con. Quá trình phát triển của con, em bạn rất quan trọng trong những giai đoạn đầu đời, phụ huynh nên phân biệt giữa việc giúp đỡ và áp đặt những điều vô lý, quan điểm cứng nhắc lên con em mình.

10 thông điệp chữa lành đến từ 

Hãy thực sự tĩnh lặng để thấu hiểu và nghe rõ hơn tiếng nói của "đứa trẻ bên trong" bạn nhé:

1. Nếu muốn gỡ bỏ chiếc mặt nạ của cái tôi sai lệch và sống là “tôi” thực sự, chúng ta cần một người để có thể chia sẻ, giãi bày khó khăn của bản thân, hay nói cách khác là chúng ta cần “nơi xả cảm xúc”.

2. Không ai có thể ra lệnh hay chỉ thị cho người khác thay đổi. Một người chỉ thay đổi khi cảm thấy cần kíp và tự nhận thấy những khó khăn.

3. Để xây dựng mối quan hệ thân thiết và chân thành giữa người với người, chúng ta phải thể hiện không chỉ hình ảnh hoàn hảo mà cả những khuyết điểm của bản thân. Khi chỉ thể hiện những gì bản thân muốn thể hiện, mối quan hệ không thể tiến xa thêm được.

4. Khi một người liên tục thất bại trong tình yêu, lý do có thể là vì chưa gặp được người tốt hoặc vì hành động cụ thể nào đó của đối phương, nhưng cũng có nhiều trường hợp là vì họ không yêu bản thân mình.

5. Chúng ta cần nhận thức được rằng sự phẫn nộ với ai đó hay môi trường gây ra tổn thương trong quá khứ thực tế là sự phẫn nộ với chính bản thân chúng ta.

6. Khi tha thứ cho bản thân đã bị tổn thương trong bất lực trong tình trạng không manh áo giáp, không cảm thấy tội lỗi hay hổ thẹn về yếu điểm, nhược điểm, hạn chế của bản thân và thừa nhận chúng như vốn là, chúng ta sẽ làm hòa được với những tổn thương.

7. Sự cổ vũ ấm áp của một ai đó là điều cần thiết cho tất cả chúng ta vì nó tiếp thêm cho chúng ta nghị lực và sự dũng cảm.

Nỗi đau lớn nhất cuộc đời không đến từ bố mẹ hay ai khác, mà đến từ việc chính chúng ta cho rằng bản thân không có giá trị. Bị thế giới từ chối không đau đớn bằng tự từ chối chính mình. Dù thế giới có bỏ rơi chúng ta, nhưng chỉ cần chúng ta không từ bỏ chính mình, hy vọng sẽ trở nên rõ ràng hơn.

8. Nỗi đau lớn nhất cuộc đời không đến từ bố mẹ hay ai khác, mà đến từ việc chính chúng ta cho rằng bản thân không có giá trị. Bị thế giới từ chối không đau đớn bằng tự từ chối chính mình. Dù thế giới có bỏ rơi chúng ta, nhưng chỉ cần chúng ta không từ bỏ chính mình, hy vọng sẽ trở nên rõ ràng hơn.

9. Đằng sau một người thể hiện sự tức giận thái quá đến mức khó hiểu hay khiến người khác chau mày có thể là nỗi sợ “không muốn bị tổn thương thêm nữa” chứ không phải là thiếu sự quan tâm hay đồng cảm với người khác.

10. Xây dựng mối quan hệ với bản thân là cơ sở để xây dựng mối quan hệ với người khác.

Sách Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về

Lời kết

Cuộc đời này quan trọng nhất là mỗi ngày đều được sống trong hạnh phúc mà không bị vướng mắc bất cứ điều gì trong quá khứ. Cảm xúc là để nâng niu, chăm sóc mỗi ngày và nó cũng cần được chữa lành bởi những liệu pháp đặc biệt khi mang những bất ổn, vết thương chưa được lành lặn trong quá khứ. Cuốn sách “Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về” là món quà đặc biệt cho những tâm hồn đang không thể bước qua những vụn vỡ trong quá khứ, là những lời khuyên hữu ích cho các phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con, em của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Sách Hay 24H, hy vọng những bài viết tiếp theo của Sách Hay 24H sẽ nhận được sự quan tâm và theo dõi của bạn.

Review bởi Dương Hà

Nguồn: Sachhay24h

https://zarnycenter.com/review-sach/review-sach-trong-moi-chung-ta-deu-co-mot-dua-tre-can-vo-ve/?feed_id=5076&_unique_id=623432c012de6

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Con đường tìm về tuổi thơ hồn nhiên và tươi đẹp đến lạ

Review sách Việt Nam sử lược của tác giả Trần Trọng Kim

Review sách Bài học vuông tròn - Tam Nguyệt Sở Ca